Quy định pháp luật về cách tính và chi trả phụ cấp kiêm nhiệm

Phụ cấp kiêm nhiệm là phụ cấp lương cho công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, người làm việc trong lực lượng vũ trang và trong doanh nghiệp do vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa giữ hai hay nhiều chức vụ lãnh đạo cùng một lúc nhưng mới chỉ hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ. Qua bài viết dưới đây, Cẩm Nang 360 sẽ làm rõ các quy định pháp luật về về cách tính và chi trả phụ cấp kiêm nhiệm mới nhất.

1. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương

Theo quy định tại Điều 3 có chỉ rõ nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương theo hướng dẫn tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang ban hành ngày 14 tháng 12 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 04 tháng 01 năm 2005. Về mặt nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Đối với các lao động có chức vụ trong khu vực nhà nước nếu đã hưởng lương chức vụ thì không hưởng phụ cấp chức vụ.

Các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo thông qua các hình thức bầu cử hoặc bổ nhiệm sẽ được xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo hiện đang giữ. Trong trường hợp cá nhân kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo không giống nhau thì áp dụng khi xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Đối với lao động hợp đồng, hai khoản này vẫn có thể áp dụng đồng thời do thỏa thuận của các bên.

Chỉ được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm khi trong trường hợp cá nhân giữ chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị, mà cá nhân này đã vào biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm. Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ được trả cùng kì lương tháng, tính theo lương tối thiểu và hệ số phụ cấp hoặc do thỏa thuận của các bên. Hệ số phụ cấp kiêm nhiệm gồm có nhiều mức, cao hay thấp phụ thuộc vào chức vụ đảm nhiệm và loại, cấp cơ quan, hạng doanh nghiệp căn cứ theo phụ cấp lương kiêm nhiệm.

2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo dduocj quy định như nào?

Các đối tượng đang kiêm nhiệm các chức danh lãnh đạo thông qua hình thức bầu cử hoặc bổ nhiệm ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị khác đã vào biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm. Cũng tương tự phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp trách nhiệm cũng có những điểm giống và khác nhau với phụ cấp kiêm nhiệm. Phụ cấp trách nhiệm là phụ cấp lương cho người lao động vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật vừa kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo hoặc làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao chưa được xác định mức lương.

Trong từng thời kỳ, phụ cấp trách nhiệm được quy định áp dụng cho các công việc, chức danh khác nhau với những mức khác nhau, phụ thuộc vào hệ thống các quy định tiền lương của thời kỳ đó. Hiện nay, phụ cấp trách nhiệm trong vực nhà nước gồm 3 mức (0,10; 0,20; 0,30) tính theo lương tối thiểu, áp dụng cho các công việc có mức độ trách nhiệm cao khác nhau, ví dụ lái xe cho cán bộ lãnh đạo, trưởng kho lưu trữ quốc gia. Theo quy định của pháp luật, 10% là mức phụ cấp kiêm nhiệm mức lương hiện hưởng cộng các loại phụ cấp khác như phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung. Nếu kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cùng một thời gian thì chỉ áp dụng một mức phụ cấp.

3. Mức phụ cấp và cách tính trả chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 78/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác quy định mức tính 10% là mức phụ cấp kiêm nhiệm mức lương hiện hưởng cộng các loại phụ cấp khác như phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung. Còn mức lương hiện hưởng có thể là mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ.

Cách tính trả phụ cấp được áp dụng theo công thức: Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm =  Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung x Mức lương tối thiểu chung x 10%.

Áp dụng từ tháng được giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác, trả cùng kỳ lương hàng tháng và loại ra ngoài khi tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

4. Mức phụ cấp đối với sỹ quan.

Thông tư 25/2007/TT-BQP thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với sĩ quan kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác do Bộ Quốc phòng ban hành, ban hành ngày 12 tháng 02 năm 2007, có hiệu lực từ ngày 13 tháng 03 năm 2007. Đối với sỹ quan hưởng phụ cấp kiêm nhiệm được tính bằng công chức: Bằng 10% mức lương cấp hàm + với phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Công thức được xác định: Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh = Hệ số lương cấp hàm + với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng x Mức lương cơ sở x 10%.

5. Nguyên tắc và cách tính trả.

– Sĩ quan đang giữ chức danh lãnh đạo ở một cơ quan, đơn vị, sĩ quan đang giữ chức danh lãnh đạo đứng đầu ở một cơ quan, đơn vị trong quân đội chỉ hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian công tác các chức vụ đó. Nếu chức danh lãnh đạo đó chấm dứt vì bất kỳ một do nào như miễn nhiệm, bãi nhiệm thì tháng tiếp theo sẽ không được hưởng nữa.

– Sĩ quan đang giữ chức danh lãnh đạo ở một cơ quan, đơn vị, sĩ quan đang giữ chức danh lãnh đạo đứng đầu ở một cơ quan, đơn vị trong quân đội thuộc biên chế trả lương áp dụng theo chế độ tài chính hiện hàng của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó chi trả tiền phụ cấp kiêm nhiệm, được tính bắt đầu từ khi có quyết định bổ nhiệm chức danh khác có hiệu lực thi hành.

– Mức phụ cấp kiêm nhiệm không được tính vào lương khi tham gia bảo hiểm xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *